Trám răng thẩm mỹ là phương pháp nhanh, hiệu quả, không đau, bảo tồn được răng cũ và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác. Quy trình trám răng thẩm mỹ khá đơn giản và được thực hiện cho những trường hợp sâu răng nhẹ hoặc răng bị nứt, vỡ. Hãy cùng New Gate tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.
Trám Răng Thẩm Mỹ Là Gì?
Trám răng thẩm mỹ là một phương pháp điều trị phổ biến trong nha khoa nhằm khôi phục lại hình dáng và chức năng của những răng bị hư hại, đồng thời giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Trám răng thẩm mỹ thường sử dụng các vật liệu composite hoặc sứ có màu sắc tương tự như răng thật, giúp phục hồi vẻ đẹp tự nhiên cho răng.
Trám răng thẩm mỹ là phương pháp nhanh, hiệu quả, không đau, bảo tồn được răng cũ và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác. Được chỉ định cho những trường hợp sâu răng nhẹ (nếu không trám lỗ sâu sẽ ăn đến tủy và nguy cơ mất răng). Hoặc các trường hợp khác như mòn răng, răng thưa, răng bị nứt, vỡ do chấn thương hoặc ngừa sâu răng cho trẻ em.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không thể thực hiện hoặc chống chỉ định trám răng như: sâu răng quá sâu (đến tủy, chân răng phải thay răng), hoặc mảng nứt vỡ lớn, không trám trên răng trước đó có mão sứ,…
>> Xem thêm này: Răng Thẩm Mỹ Là Gì? Làm Răng Thẩm Mỹ Giá Bao Nhiêu?
Trám Răng Thẩm Mỹ Giá Bao Nhiêu?
Chi phí của trám răng thẩm mỹ có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
Vật liệu sử dụng
Hiện nay, có nhiều loại vật liệu dùng trong trám răng thẩm mỹ, từ kim loại như Amalgam ( bạc, đồng, thủy ngân, thiếc…) Đến vàng hoặc kim loại quý, GIC, sứ cao cấp, composite hoặc kết hợp composite và GIC…. Trong đó, Composite là vật liệu được sử dụng nhiều hơn, có giá thành hợp lý hơn tuy nhiên tuổi thọ ngắn hơn so với vật liệu sứ. Vật liệu sứ tuy có giá cao hơn composit, nhưng bền và đẹp hơn nhiều, đặc biệt là khi sử dụng cho các răng cửa hoặc các trường hợp cần yêu cầu thẩm mỹ cao.
Phòng khám thực hiện
Nếu bạn lựa chọn các phòng khám nha khoa ở các khu vực thành phố lớn, các bệnh viện/ phòng khám quốc tế với trang thiết bị hiện đại và bác sĩ tay nghề cao thì chi phí giá cao hơn so với các phòng khám nhỏ.
Tình trạng răng của bạn
Nếu bạn có răng bị sâu lỗ to hoặc hư hỏng nặng, số răng hư hỏng, , bác sĩ cần phải thực hiện thêm các bước chuẩn bị như làm sạch, lấy tủy răng, hay thậm chí là bọc răng sứ. Những trường hợp này đòi hỏi quy trình phức tạp hơn nên sẽ có mức giá cao hơn so với trám răng thẩm mỹ đơn giản.
Mức giá tham khảo
- Trám răng composite: thường dao động từ 200.000 đồng đến 1.500.000 tùy vào từng trường hợp cụ thể.
- Trám răng sứ: giá cả sẽ cao hơn, dao động từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng mỗi chiếc, tùy vào trường hợp cụ thể và chất liệu sứ mà bạn chọn.
- Trám răng bằng GIC: chi phí sẽ dao động từ 200.000đ – 500.000đ/răng. Độ bền thấp hơn so với composite.
- Trám răng bằng vàng hoặc kim loại quý: chi phí sẽ cao hơn tùy giá vàng/ kim loại bạn lựa chọn.
Lưu ý: đây chỉ là mức giá tham khảo, mức giá có thể thay đổi (cao hơn hoặc thấp hơn) tùy theo từng cơ sở nha khoa và tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
Quy Trình Trám Răng Thẩm Mỹ Như Thế Nào?
Trám răng thẩm mỹ là một quy trình khá đơn giản, nhưng yêu cầu bác sĩ nha khoa phải có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản để đảm bảo sự cân đối và kéo dài tuổi thọ cho răng trám. Dưới đây là quy trình trám răng thẩm mỹ cơ bản:
Bước 1: Khám và tư vấn: Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn để xác định mức độ hư hỏng của răng, số lượng răng cần trám. Trong trường hợp có sâu răng, bác sĩ sẽ phải điều trị sâu răng trước khi tiến hành trám. Trường hợp răng bị mòn men hoặc vỡ, bác sĩ cần xác định được vị trí và mức độ cần trám.
Bước 2: Vệ sinh răng: Trước khi trám, bác sĩ sẽ làm sạch răng miệng và loại bỏ các mảng bám, cao răng nếu có. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khu vực cần trám. Nếu có phần răng bị nhiễm khuẩn hoặc viêm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị viêm nhiễm trước khi tiến hành trám.
Bước 3: Lựa chọn vật liệu: Sau khi đã vệ sinh và chuẩn bị xong, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại vật liệu trám. Như đã nói trên, vật liệu composite là lựa chọn phổ biến nhất để trám răng thẩm mỹ vì dễ tô màu để phù hợp với màu sắc tự nhiên của răng, chi phí hợp lý và độ bền tốt. Tuy nhiên, nếu bạn cần một lựa chọn bền hơn hoặc thẩm mỹ cao hơn, bạn có thể lựa chọn sử dụng sứ cao cấp…
Bước 4: Trám răng: Sau khi chọn vật liệu, bác sĩ sẽ trộn vật liệu trám để phù hợp với yêu cầu của bạn và màu sắc của răng hiện tại. Sau đó, vật liệu này sẽ được đưa vào vị răng bị hư tổn đã vệ sinh trước đó. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng vật liệu trám được phân bổ đều và chính xác vào vị trí cần trám.
Bước 5: Định hình và làm cứng: Sau khi vật liệu trám được đưa vào, bác sĩ sẽ sử dụng đèn ánh sáng có bước sóng riêng để làm cứng vật liệu. Bước này giúp phần vật liệu vừa trám cố định chắc chắn vào vị trí và đảm bảo độ bền lâu dài.
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện: Sau khi trám xong, bác sĩ sẽ kêu bạn nhai và cắn thử để kiểm tra lại khớp cắn, đảm bảo rằng bạn có thể ăn nhai bình thường mà không bị cộm hay khó chịu khi rời khỏi phòng khám. Nếu bị lệch hoặc cộm, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẵn và điều chỉnh lại hình dáng của lớp trám để đạt được kết quả tốt nhất.
Bước 7: Chăm sóc sau khi trám: Sau khi trám răng thẩm mỹ, bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo trong vài ngày đầu, vì cần thời gian để ổn định lớp trám. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng rất quan trọng để bảo vệ lớp trám và ngăn ngừa sâu răng.
Bước 8: Tái khám: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nếu có.
Trám răng thẩm mỹ là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm giúp khôi phục vẻ thẩm mỹ và chức năng của hàm răng. Mặc dù chi phí trám răng có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trám răng thẩm mỹ là một lựa chọn hợp lý để bảo vệ và cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn.
New Gate Dental hy vọng bài viết trên đa giúp bạn hiểu thêm một kiến thức răng thẩm mỹ nữa, nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị làm Trám răng thẩm mỹ hoặc phòng khám nha khoa tốt nhất thì hãy liên hệ tới chúng tôi để nhân tư vấn và thăm khám nhé.