Hotline

0855 22 99 11

Trả lời câu hỏi “Khi bị sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?”

Sâu răng hàm có lỗ là một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều người gặp phải và ở mọi độ tuổi. Nếu sâu răng không được điều trị đúng cách và kịp thời, nó có thể gây đau, nhiễm trùng và thậm chí mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây tốn kém cho người bệnh. Hãy cùng nha khoa New Gate Dental tìm hiểu thông tin qua bảo chia sẻ sau.

Khi bị sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?

Cách điều trị sâu răng hàm có lỗ sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị tương ứng với mỗi giai đoạn của sâu răng.

Xác định mức độ sâu răng hàm có lỗ

Sâu răng hàm có lỗ xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào lớp men răng bên ngoài, gây tổn thương mô răng và tạo thành các lỗ sâu. Ban đầu, lỗ nhỏ có màu đen hoặc xám xuất hiện trên bề mặt răng. Độ sâu lỗ sâu < 4mm, chưa tổn thương đến tủy răng.

Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.

Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tuỷ và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.

Có thể bạn quan tâm:

sau-rang-ham-co-lo
Khi bị sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?

Giai đoạn mất khoáng ban đầu

Giai đoạn sớm nhất của sâu răng hàm thực ra có thể được điều trị để đảo ngược trước khi gây ra tổn thương vĩnh viễn. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng liệu pháp florua.

Tại phòng khám nha khoa, bạn có thể được điều trị bằng cách dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc vecni áp lên bề mặt vùng tổn thương. Florua giúp tái khoáng cho men răng, giúp răng chống lại tác động của axit do vi khuẩn mảng bám gây ra, ngăn ngừa tiến triển thành sâu răng hàm có lỗ. Ngoài ra, florua cũng có trong một số loại kem đánh răng và nước máy.

Giai đoạn tổn thương đã hình thành lỗ sâu

Khi sâu răng hàm đã hình thành lỗ sâu, phương pháp trám răng thường được áp dụng để điều trị sâu răng hàm có lỗ.

Trám răng là sẽ được tiến hành bằng cách sử dụng dụng cụ để loại bỏ mô răng bị sâu và hoại tử sau đó lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu trám như composite hoặc amalgam. Vật liệu trám thường có độ cứng và màu sắc tương tự như răng thật để tăng tính thẩm mỹ cho răng.

sau-rang-ham-co-lo2
Sâu răng hàm có lỗ

Giai đoạn tổn thương tủy

Khi sâu răng hàm có lỗ lan đến tủy, thường cần phải điều trị tủy răng. Khi sâu răng nghiêm trọng ăn vào tủy, bác sĩ sẽ mở buồng tủy và làm sạch phần tủy bị viêm. Đặt thuốc trong buồng tủy phối hợp điều trị kháng sinh.  Sau đó, tủy răng sẽ được tạo hình và hàn trám lại để phục hồi thẩm mỹ và chức năng của răng.

Giai đoạn áp xe

Trong trường hợp sâu răng hàm có lỗ tiến triển nặng, gây áp xe có thể phải nhổ bỏ răng.Việc này giúp bảo vệ các răng khác, ngăn ngừa viêm nhiễm lan sang xương hàm và ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Sau khi nhổ răng và điều trị viêm nhiễm ổn định, bác sĩ sẽ khuyến cáo trồng răng bổ sung để ngăn ngừa tình trạng xô lệch các răng khác và tiêu xương hàm.

Các giai đoạn hình thành sâu răng có lỗ

Mảng bám đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành sâu răng. Đây là lớp bao gồm vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn và nước bọt bao phủ lên bề mặt răng.

Nếu răng không được làm sạch thường xuyên, mảng bám sẽ tích tụ và có thể cứng lại theo thời gian, tạo thành cao răng. Sự hiện diện của cao răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động.

Quá trình gây sâu răng hàm có lỗ

Giai đoạn 1: Khởi đầu mất khoáng

Lớp ngoài cùng của răng, được gọi là men răng, là mô cứng nhất trong cơ thể, chủ yếu được cấu tạo từ các khoáng chất. Tuy nhiên, khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn trong mảng bám tạo ra, men răng bắt đầu mất dần các khoáng chất.

Khi xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt răng, báo hiệu men răng đang bị mất khoáng – đây chính là dấu hiệu đầu tiên của sâu răng.

Giai đoạn 2: Sâu men răng

Nếu không được điều trị, men răng sẽ tiếp tục bị phá hủy, các vệt trắng có thể chuyển sang màu nâu. Khi men răng trở nên yếu, các lỗ nhỏ – còn gọi là lỗ sâu răng có thể được hình thành

Ngà răng, nằm dưới lớp men, mềm hơn và nGiai đoạn 3: Sâu ngà răng

hạy cảm với các tác nhân. Do đó, khi sâu răng lan đến ngà răng, nó sẽ tiến triển nhanh chóng hơn.

Ngà răng còn chứa các đầu mút dây thần kinh của răng. Khi ngà bị tổn thương, răng có thể trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn hoặc uống thức ăn nóng, lạnh.

sau-rang-ham-co-lo1
Quá trình gây sâu răng hàm có lỗ

Giai đoạn 3: Tổn thương tủy

Tủy răng là lớp trong cùng, chứa dây thần kinh và mạch máu duy trì sức khỏe của răng. Khi tủy bị tổn thương có thể bị sưng và quá trình viêm gây tăng áp lực trong buồng tủy, ảnh hưởng lên dây thần kinh, dẫn đến đau nhức.

Giai đoạn 4: Áp xe

Khi sâu răng lan đến tủy, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến áp xe răng – túi mủ hình thành ở dưới cùng của răng. Áp xe có thể gây đau dữ dội, sưng nướu, mặt, và lan đến các hạch bạch huyết.

Việc điều trị kịp thời là cần thiết để ngăn sâu răng hàm có lỗ nhiễm trùng lan rộng. Trong một số trường hợp, có thể cần nhổ bỏ răng bị tổn thương.

Sâu răng hàm có lỗ không chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân và nhận diện các dấu hiệu của sâu răng hàm có lỗ sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, tốt nhất là bạn nên sớm gặp nha sĩ để được tư vấn và có hướng xử lý phù hợp, đặc biệt trong trường hợp sâu răng đã tiến triển nặng.

Chúng tôi hy vọng với những kiến thức nha khoa trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ và biết các biện pháp xử lý tình trạng sâu răng hàm có lỗ này nhé.

Share on facebook
Share

Dịch vụ

Video

Đăng ký ngay

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN CHO BẠN

Ý kiến của bạn

Bạn cần tư vấn?

Đặt lịch hẹn cùng bác sĩ ngay

Vui lòng điền thông tin dưới đây và chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất

Giờ làm việc

08:00 - 18:00

Hotline

085 522 9911

04 Đặng Tất, Tân Định, Quận 1, HCM