Hotline

0855 22 99 11

[ Trả lời ] Sâu răng là gì? Răng sâu có nguy hiểm không?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà người người mắc phải, nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến phá hủy cấu trúc răng, gây đau nhức, nhiễm trùng răng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Mọi người cần trang bị cho mình kiến thức nha khoa về các dấu hiệu, nguyên nhân của sâu răng nhằm chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh sâu răng là gì và có nguy hiểm không? Mời các bạn tìm hiểu ngay thông tin tại đây.

Sâu răng là gì?

Bệnh lý sâu răng xảy ra khi men răng bị tấn công bởi axit, vi khuẩn trú trong mảng bám gây nên. Dấu hiệu ban đầu là các lỗ sâu nhỏ màu trắng hoặc nâu sẫm xuất hiện. Sau dần những lỗ sâu này sẽ phát triển thành những lỗ màu đen rõ rệt. Streptococcus mutans là loại vi khuẩn gây sâu răng phổ biến nhất, phá hủy lớp men bảo vệ răng một cách nhanh chóng, gây tổn thương răng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.

Sâu không không có nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nhất là đối với nhưng em bé bị sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời nó sẽ tấn công mạnh mẽ hơn vào lớp bên trong của răng gây nhiễm trùng răng, thậm chí có nguy cơ mất răng. Để đề phòng sâu răng hiệu quả, bạn cần thăm khám nha khoa định kỳ, vệ sinh răng miệng đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

sau-rang-la-gi
Sâu răng là gì?

Sâu răng do đâu gây ra?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh:

Mảng bám răng

Mảng bám trên răng hình thành từ việc ăn quá nhiều thức ăn chứa đường và tinh bột kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo nên lớp màng dính trong suốt phủ trên bề mặt răng. Lớp màng này lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ gây sâu răng nặng.

Axit tấn công men răng

Các loại vi khuẩn trong mảng bám sẽ sản sinh ra axit – loại chất này làm mất khoáng chất trên bề mặt men răng, tạo thành những lỗ nhỏ li ti trên răng. Khi lớp men bị ăn mòn, axit và vi khuẩn sẽ tấn công vào ngà răng – nơi chứa các ống nhỏ kết nối với dây thần kinh, khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt.

Xâm lấn tủy răng

Ở giai đoạn đầu sâu răng, nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng – nơi chứa dây thần kinh và mạch máu, gây tình trạng sưng, viêm nhiễm nướu. Làm cho răng đau nhức dữ dội, khó chịu có thể lan từ chân răng xuống xương hàm.

Biểu hiện của sâu răng

Khi bị sâu răng, người bệnh sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của răng sâu. Tuy nhiên, nếu trong tình trạng sâu răng nặng, nó thường đi kèm các dấu hiệu sau:

  • Đau, ê buốt răng: Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau nhói, ê buốt răng gây khó chịu và bứt rứt.
  • Răng trở nên nhạy cảm: Khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh, hoặc thực phẩm ngọt răng sẽ trở nên nhạy cảm, đau buốt hơn.
  • Hình thành lỗ sâu: Bạn dễ dàng quan sát thấy các lỗ nhỏ, vết thủng trên bề mặt răng có màu nâu, đen trên bề mặt của răng.
sau-rang-la-gi1
Biểu hiện của sâu răng

Phương pháp điều trị hiệu quả

Sau khi xác định rõ nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng thực tế của răng và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị sâu răng thường được áp dụng như:

Điều trị bằng fluoride

Giai đoạn đầu sâu răng, chất fluoride có tác dụng tái khoáng hóa men răng, đảo ngược tổn thương ban đầu. Fluoride thường có trong nước máy, kem đánh răng, nước súc miệng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho bạn một số loại fluoride dạng lỏng, gel, bọt, hoặc vecni bôi trực tiếp lên răng bị sâu.

Phương pháp trám răng

Trám răng được coi là phương pháp phổ biến điều trị sâu răng phổ biến và hiệu quả. Vật liệu trám răng thường được sử dụng như nhựa composite, hỗn hợp sứ, hợp kim nha khoa. Phương pháp giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng, ngăn chặn sâu răng tái phát.

Sử dụng bọc răng sứ

Nếu răng của bạn đang ở trong tình trạng tổn thương nặng thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu. Lớp răng sứ này sẽ bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài. Lớp bọc răng có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, chẳng hạn như: vàng, sứ cường độ cao, nhựa, sứ nung kết hợp, kim loại, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng bệnh và tài chính cụ thể của bệnh nhân.

Nhổ răng

Một số trường hợp, răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, chẳng hạn như sâu răng khôn nặng thì việc phục hồi răng là không thể và nhổ răng là điều cần thiết. Sau khi nhổ răng, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phục hình như cấy ghép implant hoặc làm cầu răng.

Để ngăn ngừa sâu răng nên làm gì?

Sau khi nắm được sâu răng là gì? thì có biện pháp nào nào để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, nâng cao sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn vệ sinh răng miệng toàn diện:

Đánh răng đúng cách và hàng ngày

Bạn nên tham khảo loại kem đánh răng có chứa fluoride để đánh răng, thực hiện vệ sinh răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng/tối). Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa còn bám trên răng sau mỗi lần ăn uống. Trang bị bàn chải đánh răng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà bàn chải thường không làm sạch tới.

Thăm khám nha khoa định kỳ

Việc khám răng và làm sạch răng định kỳ là điều cần thiết, hỗ trợ phát hiện và ngăn ngừa sâu răng kịp thời. Hãy chủ động chăm sóc răng việc để đảm bảo răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh.

Đánh răng đúng cách và hàng ngày

Bạn nên tham khảo loại kem đánh răng có chứa fluoride để đánh răng, thực hiện vệ sinh răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng/tối). Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa còn bám trên răng sau mỗi lần ăn uống. Trang bị bàn chải đánh răng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà bàn chải thường không làm sạch tới.

Ăn uống lành mạnh

Nhằm hạn chế tình trạng sâu răng, người bệnh nên tránh những loại thực phẩm dễ bị mắc kẹt trong răng. Ăn các loại trái cây, rau củ tươi để kích thích tiết nước bọt, hỗ trợ làm sạch răng miệng tự nhiên. Có thể sử dụng trà hoặc cà phê không đường hay kẹo cao su không đường để loại bỏ các mảng bám thức ăn trong miệng dễ dàng.  Hơn nữa, bạn nên sử dụng loại nước có chứa fluoride – chất giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

sau-rang-la-gi2
Để ngăn ngừa sâu răng nên làm gì?

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về sâu răng là gì? và nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, khi phát hiện sâu răng, bạn nên đến nha sĩ sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nghiêm trọng. Hãy chủ động chăm sóc răng miệng hàng ngày để giữ cho nụ cười khỏe đẹp!

Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì hãy liên hệ ngay tới nha khoa New Gate để nhận tư vấn và giá dịch vụ này nhé.

Share on facebook
Share

Dịch vụ

Video

Đăng ký ngay

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN CHO BẠN

Ý kiến của bạn

Bạn cần tư vấn?

Đặt lịch hẹn cùng bác sĩ ngay

Vui lòng điền thông tin dưới đây và chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất

Giờ làm việc

08:00 - 18:00

Hotline

085 522 9911

04 Đặng Tất, Tân Định, Quận 1, HCM