Tình trạng mọc răng khôn hàm dưới rất phổ biến. Vậy triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới là gì? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không? Biến chứng và lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn hàm dưới?
Khi nào mọc răng khôn hàm dưới?
Mọc răng khôn hàm dưới thường mọc ở lứa tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp mọc sớm hơn hoặc muộn hơn. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng khôn sẽ mọc khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành.
Răng khôn hàm dưới có thể mọc thẳng nhưng trong nhiều trường hợp, chúng thường mọc lệch hay ngầm do xương hàm đã cứng chắc, ít tăng trưởng về kích thước nên không đủ chỗ để răng khôn mọc lên gây lệch, ngầm. Mọc răng khôn hàm dưới có thể gây ra các triệu chứng như đau, sưng góc hàm, sưng má, loét niêm mạc má/lưỡi, há miệng hạn chế hay nuốt đau, nuốt vướng. Vì vậy, nhiều người còn đùa với nhau rằng răng khôn nhưng “không hề khôn” tí nào.
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
Tùy vào cơ địa mỗi người, răng khôn hàm dưới sẽ có những dấu hiệu khác nhau khi mọc. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp khi mọc răng khôn hàm dưới mà bạn nên biết.
Gặp phải tình trạng sưng nướu
Một trong những dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới là sưng nướu. Vì khi mọc, răng khôn hàm dưới chen lấn với các răng hàm khác và chưa trồi lên được gây sưng nướu. Sưng nướu gây ảnh hưởng đến việc nhai nuốt thức ăn và dễ cắn vào lưỡi má. Tình trạng sưng nướu khi mọc răng khôn hàm dưới sẽ kéo dài đến khi răng mọc ổn định.
Cảm giác đau nhức, khó chịu
Khi có dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng răng mọc và lan ra vùng lân cận. Đau có thể do sâu bản thân răng khôn hay sâu răng kế bên, nếu lỗ sâu đã phát triển tới buồng tuỷ sẽ gây đau nhức dữ dội, đau nhiều về ban đêm gây mất ngủ, xáo trộn sinh hoạt bình thường. Triệu chứng đau cũng có thể chỉ đau ở mức âm ỉ, dai dẳng do giắt thức ăn vào giữa kẽ răng khôn và răng kế bên.
Có thể bạn quan tâm: Đau răng khôn uống thuốc gì? Và những lưu ý quan trọng
Có cảm giác hôi miệng
Răng khôn là răng nằm sau cùng trên cung hàm nên khó vệ sinh sạch, đặc biệt là trong trường hợp răng mọc lệch gây hôi miệng. Ngoài ra hôi miệng còn do những bệnh lý răng miệng gây ra bởi răng khôn mọc lệch như bệnh nha chu, lở loét niêm mạc má/lưỡi. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới mà ít ai để ý.
Loét niêm mạc má/lưỡi
Tinh trạng mọc răng khôn hàm dưới dễ gây viêm quanh thân răng khôn được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Răng khôn mọc lệch về phía ngoài hoặc trong làm cắn má, cắn lưỡi trong lúc ăn nhai từ đó dẫn tới tổn thương má/lưỡi.
Nuốt đau, nuốt vướng
Tình trạng viêm ở quanh thân răng răng khôn hàm dưới kéo dài không được điều trị dẫn đến viêm nhiễm lan sang các cơ quan lân cận, một trong số đó là vùng hầu họng, dẫn đến triệu chứng nuốt đau, nuốt vướng. Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới này rất dễ bị hiểu nhầm với đau răng vì vậy bạn hãy lưu ý điều này nhé.
Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn hàm dưới thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nhổ răng khôn hàm dưới có thể tiềm ẩn một số rủi ro và biến chứng. Tuy nhiên, hầu hết những rủi ro này đều ở mức tối thiểu và có thể được kiểm soát bằng cách chăm sóc và theo dõi đúng cách.
Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân:
- Trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
- Trang thiết bị, máy móc.
- Công nghệ nhổ răng khôn chuẩn y khoa.
Vì vậy, người bệnh cần tìm đến các cơ sở Răng Hàm Mặt và các bác sĩ nha khoa uy tín, chất lượng để nhổ răng khôn hàm dưới.
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn hàm dưới
Sau khi bạn đã nắm được kiến thức nha khoa “dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới” rồi thì hãy tìm hiểu ngay những biến chứng khi nhổ răng khôn mọc dưới hàm thường gặp là:
Chảy máu kéo dài
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn hàm dưới hay gặp nhất là chảy máu kéo dài. Nếu sau khi nhổ răng khôn chỉ chảy máu trong khoảng 30-60 phút hoặc lâu hơn từ 1-2 giờ thì hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu máu chảy kéo dài không ngừng thì nhiều khả năng dẫn đến nhiễm trùng máu và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Nhiễm trùng
Quá trình nhổ răng khôn hàm dưới không thể tránh việc tác động đến nướu và xương hàm gây ra cảm giác sưng tấy, đau nhức. Nhưng tình trạng này có thể diễn tiến bất thường dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng với các dấu hiệu như đau nhức không bớt, vùng xương hàm hoặc cổ bị đau nhói, sưng nướu, xuất hiện ổ mủ có máu, màu sắc răng thay đổi, sốt,…
Sưng mặt/má
Sưng mặt/má là một trong những biến chứng sau khi nhổ răng khôn hàm dưới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là trường hợp kèm theo dấu hiệu không thuyên giảm sau nhiều ngày, đau nhức kéo dài, xuất hiện ổ mủ ở vết mổ, hôi miệng,…
Tổn thương dây thần kinh liên quan
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không? Vị trí mọc và hình thể của răng khôn có sự khác biệt lớn so với các răng bình thường, nên quá trình nhổ bỏ cũng gây ra nhiều khó khăn. Dù vậy, nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật thì chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở mức độ nhẹ với những trường hợp răng nằm ở vị trí sát dây thần kinh hàm trên, hàm dưới, dây thần kinh mắt,… Các triệu chứng tê ở đầu lưỡi, má, môi, cằm… có thể hết sau vài ngày.
Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ nhổ răng khôn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn có thể tác động đến hệ dây thần kinh dưới răng, gây ra đau nhức kéo dài. Thậm chí, trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng, phá hủy xương hàm và mô nướu.
Ảnh hưởng đến răng số 7
Nnếu quá trình thực hiện nhổ răng khôn hàm dưới đúng kỹ thuật thì không hề gây ảnh hưởng tới răng số 7, thậm chí còn bảo vệ răng số 7 khỏi những biến chứng do răng khôn gây ra.
Dù vậy, biến chứng sau khi nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra trong trường hợp bác sĩ thực hiện nhổ bỏ dùng lực thô bạo gây tổn thương đến răng số
Ngoài ra, nhiều người nhầm lẫn do nhổ răng khôn nên răng số 7 mới có dấu hiệu đau nhức, nhưng thực ra trước khi thực hiện tiểu phẫu thì chiếc răng này đã tổn thương sẵn (có thể do răng khôn mọc lệch đâm thẳng vào).
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn hàm dưới
Tình trạng sưng
- Chườm lạnh ngày đầu tiên sau nhổ răng, ít nhất 4 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút.
- Chườm nóng ngày thứ 2 và ngày thứ 3 và những ngày sau đó nếu cần thiết.
Ăn uống
- Tránh nhai trên vùng răng mới nhổ.
- Ăn thức ăn lỏng, nguội, tránh thức ăn khó nhai, nóng cay trong vài ngày đầu, từ từ chuyển qua thức ăn mềm rồi sau đó ăn bình thường trở lại.
Tình trạng đau Đau
- Phản ứng bình thường, do hết thuốc tê.
- Nếu bệnh nhân đau có thể sử dụng thuốc giảm đau.
Chảy máu
- Bệnh nhân tự cắn chặt gòn ít nhất 30 phút.
- Không khạc nhổ, không chép miệng hay mút ổ nhổ răng, có máu thì nuốt xuống. Hạn chế nói chuyện.
- Sau khi nhả gòn, máu có thể rỉ thêm vài giờ nữa, bệnh nhân tự thay gòn khác cho đến khi ngừng chảy hẳn.
- Không súc miệng mạnh ít nhất 6 giờ sau khi nhổ và không ngậm nước muối.
Sốt nhẹ
Thường sốt 38°C – 39°C vào ngày hôm sau, hiện tượng này không đáng lo ngại, thường không kéo dài quá ngày thứ hai. Nếu sốt cao, kéo dài hơn 2 ngày thì cần tái khám. Ngoài ra, bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn trong 24h đầu, có thể có những hoạt động thể chất sau 3 ngày.
Lưu ý: Dặn bệnh nhân trở lại kiểm tra nếu có các triệu chứng
- Chảy máu kéo dài
- Sốt cao
- Sưng nhiều kèm đau nhiều, kéo dài.
Trên đây là tất tần tật về mọc răng khôn hàm dưới: Dấu hiệu mọc, biến chứng và lưu ý khi nhổ răng khôn hàm dưới mà New Gate Dental đã chia sẻ thông tin cho các bạn. Nếu có gì thắc mắc cần giải đáp về tình trạng bệnh lý răng hàm mặt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn nhé.