Sâu răng hàm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, ăn uống và sinh hoạt mà còn gây hôi miệng, khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Hiểu rõ nguyên nhân gây răng hàm là gì? tự chẩn đoán và theo dõi diễn biến của bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Hãy cùng New Gate tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Sâu răng hàm là gì?
Sâu răng hàm là tình trạng tổn thương xảy ra trên bề mặt của các răng số 6, 7 hoặc 8 trong cung hàm. Khi bị sâu, người bệnh thường nhận thấy các chấm hoặc lỗ màu đen xuất hiện trên bề mặt răng.
Nguyên nhân sâu răng hàm là từ vi khuẩn
Sâu răng hàm xảy ra khi vi khuẩn trong miệng sản xuất acid tấn công bề mặt răng (men răng). Trong môi trường có đường và tinh bột từ thực phẩm và đồ uống, những vi khuẩn gây sâu răng sẽ tạo ra acid. Chất acid này tấn công men răng, làm cho răng mất khoáng chất và gây bào mòn men răng. Quá trình này có thể dẫn đến sự xuất hiện của một lỗ nhỏ trên răng, gọi là sâu răng.
Vị trí bất lợi dẫn đến sâu răng hàm
Nguy cơ bị sâu răng hàm cao hơn so với các răng khác là do răng hàm nằm sâu trong cung hàm, làm cho việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Cùng với việc vệ sinh răng miệng không khoa học dẫn đến sự hình thành mảng bám và cao răng quá nhiều trên bề mặt răng hàm.
Có thể bạn quan tâm:
- Sâu răng vào tủy là gì? Các dấu hiệu sâu răng vào tủy
- Tất cả thông tin về tình trạng Sâu răng cửa mà bạn cần biết
Dấu hiệu sâu răng hàm
Ở giai đoạn đầu của sâu răng, thường không có triệu chứng nào. Khi sâu răng tiến triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
- Đau: Đau là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sâu răng hàm. Sâu răng hàm cũng có thể gây hôi miệng, khô miệng kèm theo có vị đắng trong miệng
- Răng nhạy cảm: Khi sâu răng hàm tiến sâu qua men răng, các ống ngà răng sẽ bị lộ ra, dẫn đến tiếp xúc với các đầu mút dây thần kinh của răng.Lúc này răng sẽ rất nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh, ngọt và chua tạo ra những cơn đau buốt. Thậm chí tình trặng nặng hơn sẽ xuất hiện cơn đau ngay khi răng chạm phải thức ăn.
- Ngả màu men răng: một trong những dấu hiệu sâu răng hàm dễ nhận thấy bao gồm vết ố trắng, nâu hoặc đen trên răng xuất hiện trên bề mặt răng (cả mặt trong và mặt ngoài). Các vùng bị ảnh hưởng của sâu răng hàm cũng sẽ đổi màu và trở nên mềm do mất khoáng.
- Hình thành lỗ sâu răng hàm: Nếu sâu răng tiến triển nặng hơn, nó có thể hình thành lỗ hoặc khoang. Đôi khi các lỗ chỉ nhìn thấy được khi chụp X-quang răng.
- Mủ trong răng: đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất của sâu răng hàm. Nếu răng bị nhiễm trùng, áp xe hoặc túi mủ có thể hình thành, gây đau, sưng mặt (sưng góc hàm) và sốt cao. Vùng áp xe có thể lan rộng đến xương hàm và mô mềm vùng hàm mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Cách chữa sâu răng hàm
Kiểm tra răng định kỳ có thể phát hiện sâu răng hàm và các vấn đề khác trước khi tình trạng sâu răng nghiêm trọng hơn. Điều trị kịp thời sẽ cơ hội đảo ngược các giai đoạn đầu của sâu răng và ngăn ngừa bệnh tiến triển đến tổn thương tủy răng. Vậy khi phát hiện bị sâu răng hàm phải làm sao?
Cách chữa sâu răng hàm tại nhà
Một số cách chữa sâu răng hàm tại nhà mà nha khoa New Gate có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng này mà mọi người có thể áp dụng bao gồm:
- Đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluoride, có thể giúp phục hồi men răng và đôi khi có thể đảo ngược tình trạng sâu răng ở giai đoạn sớm. Các phương pháp điều trị bằng florua chuyên nghiệp chứa nhiều florua có thể là chất lỏng, gel, bọt hoặc vecni được chải lên răng. Hoặc đơn giản là Florua có trong nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng với hàm lượng thấp hơn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm viêm nhiễm và loại bỏ một phần vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
- Sử dụng một số loại lá cây tự nhiên hoặc thảo dược, xay nhuyễn và kết hợp với muối biển để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ, nhằm giảm viêm.
Điều trị tại nha khoa
Việc điều trị sâu răng hàm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của răng.
Trường hợp sâu răng sớm
Đối với vết ố trắng, nâu hoặc đen xuất hiện trên răng hàm, có thể sử dụng phương pháp tái khoáng hóa. Phương pháp điều trị sâu răng này khá đơn giản để tái tạo lại mô răng bị tổn thương.
Khi sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?
Trám răng: Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị sâu răng. Hàn trám giúp khôi phục hình dáng và cấu trúc ban đầu của răng hàm mà không xâm lấn hay làm tổn thương mô răng lành. Bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu, viêm nhiễm và hoại tử, sau đó đưa chất trám vào và hàn kín vĩnh viễn.
Điều trị tủy: Khi sâu răng nghiêm trọng ăn vào tủy, bác sĩ sẽ mở buồng tủy và làm sạch phần tủy bị viêm. Đặt thuốc trong buồng tủy phối hợp điều trị kháng sinh. Sau đó, tủy răng sẽ được tạo hình và hàn trám lại để phục hồi thẩm mỹ và chức năng của răng. Phương pháp này áp dụng khi chân răng vẫn khỏe mạnh, giúp bảo tồn răng và ngăn chặn tình trạng đau nhức, ê buốt.
Khi sâu răng hàm đã có biến chứng
Nếu sâu răng hàm quá nặng và gây ra biến chứng như viêm quanh chân răng, áp xe, cần tiến hành nhổ bỏ kịp thời. Việc này giúp bảo vệ các răng khác, ngăn ngừa viêm nhiễm lan sang xương hàm và ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Sau khi nhổ răng và điều trị viêm nhiễm ổn định, bác sĩ sẽ khuyến cáo trồng răng bổ sung để ngăn ngừa tình trạng xô lệch các răng khác và tiêu xương hàm.
Chữa sâu răng hàm giá bao nhiêu
Chi phí chữa sâu răng hàm có thể thay đổi theo số răng mà người bệnh bị sâu và phương pháp điều trị. Nếu thực hiện hàn răng với Composite sẽ mất khoảng 300.000 đồng/răng.
Mức chi phí điều trị tủy để áp dụng cho sâu răng hàm dao động trong khoảng 2.000.000 – 2.600.000 đồng/răng.
Theo đó, nhổ răng hàm sâu lúc này sẽ phụ thuộc vào độ khó của răng dao động từ 200.000đ – 400.000 đồng/ răng và 1.400.000đ – 4.000.000 đồng đối với răng khôn
Điều trị sâu răng hàm sớm sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau nhức một cách nhanh chóng, khôi phục chức năng ăn nhai và bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt hơn.Khi đã có những kiến thức cơ bản về sâu răng hàm, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được bác sĩ kiểm tra và có những chỉ định phù hợp.
Chúng tôi hy vọng qua những kiến thức nha khoa mà chúng tôi chia sẻ cho các bạn ở trên đã giúp bạn biết thêm một phương pháp bảo vệ răng miệng cho bản thân và người đình của mình.