Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp của trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là tại vùng răng hàm dưới và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Sâu răng hàm dưới không chỉ gây khó khăn cho việc ăn nhai, làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý khác. Răng hàm dưới là vị trí bị sâu thường gặp nhiều nhất. Vì vậy câu hỏi phổ biến nhất được đặt ra: Tại sao răng hàm dưới bị sâu nhiều hơn? Và, cần làm gì khi bị sâu răng hàm dưới? Cùng nha khoa New Gate tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ sau.
Vì sao hay bị sâu răng hàm dưới?
Sâu răng hàm dưới cũng như sâu răng ở bất kỳ vị trí nào khác. Điểm khác biệt duy nhất là sâu răng này nằm ở răng hàm. Lý do khiến răng hàm dưới thường bị sâu nhất là do hình dạng của chúng. Không giống như răng cửa, được sử dụng để cắn thức ăn, răng hàm được sử dụng để nghiền và nhai nên chúng có diện tích tiếp xúc lớn cũng như bề mặt nhai gồ ghề. Mặt trên răng hàm dưới hay còn gọi là mặt rãnh được bao phủ bởi các vết lõm nhỏ được gọi là hố và các rãnh dài hơn được gọi là khe. Đây là những yếu tố thuận lợi vừa giữ lại các thức ăn và mảng bám vừa khiến lông bàn chải khó làm sạch chúng hơn.
Sâu răng hàm dưới trong cùng tương ứng với vị trí răng khôn là hay gặp nhất vì chúng nằm sâu phía trong, điều này làm tăng thêm thách thức trong việc giữ vệ sinh răng miệng.
Ngoài ra, do nằm ở góc khuất nên sâu răng hàm dưới trong cùng cũng thường khó được phát hiện sớm. Chỉ đến khi sâu răng lan rộng, gây ra những biểu hiện rõ ràng như ê buốt, đau nhức, nhiễm trùng… thì tình trạng đã khá nghiêm trọng.
Bị sâu răng hàm dưới nên làm gì
Sâu răng hàm dưới ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, giải pháp tốt nhất khi phát hiện các dấu hiệu cho thấy bị sâu răng hàm dưới là thăm khám bác sĩ Răng – Hàm – Mặt để được xác định chính xác tình trạng bệnh và nhận được tư vấn hợp lý đối với từng trường hợp.
Phát hiện sớm sâu răng hàm dưới
Nếu sâu răng được phát hiện sớm và điều trị trước khi bắt đầu đau, nguy cơ tổn thương tủy răng sẽ giảm và cấu trúc răng được bảo tồn nhiều hơn.
Để phát hiện sâu răng hàm dưới sớm, bác sĩ sẽ hỏi về những cơn đau, kiểm tra răng, thăm dò răng bằng dụng cụ nha khoa và có thể chụp X-quang. Mọi người nên khám răng định kỳ từ 6 đến 12 tháng, tùy thuộc vào mức độ dễ bị sâu răng, nguy cơ tiếp xúc với yếu tố gây sâu răng. Không phải mọi cuộc kiểm tra đều bao gồm chụp X-quang nhưng chụp X-quang vẫn quan trọng để phát hiện sâu và xác định độ sâu của những sâu răng hàm dưới.
Tại sao phải điều trị sâu răng hàm dưới càng sớm càng tốt?
Sâu răng nhỏ sẽ chuyển thành sâu răng lớn theo thời gian. Khi sâu răng hàm dưới trở nên trầm trọng hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng hoặc lan rộng sang mô xung quanh như viêm nha chu, áp xe xương ổ răng, viêm xương hàm dưới,… có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận, toàn bộ răng hàm bị sâu sẽ bị nhổ bỏ hoàn toàn. Biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy điều trị sớm là điều cần thiết cho sức khỏe răng miệng lâu dài.
Hơn nữa trong giai đoạn đầu, có thể đảo ngược tình trạng sâu răng hàm dưới. Men răng có thể tự phục hồi. Nếu sâu răng rất nhỏ và chưa lan ra ngoài men răng, thì bạn có thể tái khoáng hóa men răng bằng phương pháp điều trị với florua và cải thiện vệ sinh răng miệng.
Sâu răng hàm dưới điều trị như thế nào?
Có nhiều phương pháp để bác sĩ có thể lựa chọn để điều trị, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng hàm dưới và tình trạng răng miệng của bệnh nhân
Bảo tồn răng hàm dưới bị sâu
Hiện nay, thay vì nhổ răng hàm bị sâu, nhiều bác sĩ đặt phương châm bảo tồn răng lên hàng đầu. Sâu răng hàm dưới được bảo tồn khi ở mức độ nhẹ, chỉ ảnh hưởng không đáng kể đến phần chân răng.
Nếu răng hàm bị sâu chỉ dừng ở men răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, trám răng, hàn răng để xử lý triệt để.
Nếu răng hàm bị sâu vào trong tủy nhưng chưa gây hại đến chân răng, phần ngà còn nguyên các bác sĩ sẽ điều trị tủy và trám đầy chân răng. Bên cạnh đó, bọc sứ cũng là một phương pháp xử lý được nhiều bệnh nhân quan tâm khi bảo tồn răng.
Trường hợp sâu răng hàm dưới cần phải nhổ bỏ
Nếu không thể bảo tồn răng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành nhổ răng sâu. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi tình trạng viêm sâu đã quá nặng, không thể phục hồi. Đối với các trường hợp: sâu cụt phần chân răng, sâu răng tụt lợi, viêm nha chu, răng khôn mọc lệch… có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận, toàn bộ răng hàm dưới bị sâu sẽ bị nhổ bỏ hoàn toàn.
Nếu nhổ răng, cần đánh giá để thay thế răng càng sớm càng tốt. Nếu không, răng hàm bên cạnh hoặc răng hàm đối diện có thể thay đổi vị trí và làm thay đổi khớp cắn của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhận biết tình trạng sâu răng nhẹ và cách xử lý
- Trả lời câu hỏi “Sâu răng làm gì cho hết đau an toàn”
Sâu răng hàm dưới có thể tái phát bất cứ lúc nào bên cạnh đó răng cũng trở nên nhạy cảm hơn trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, sau khi được điều trị thành công, vấn đề giữ gìn vệ sinh và chăm sóc răng cần được thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ mỗi ngày. Cần đặc biệt chú ý khi nhai thức ăn, không nên ăn đồ quá cứng, hay đồ ăn chứa nhiều carbohydrate, bổ sung fluor. Nếu bạn đang gặp tình trạng về răng miệng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và thăm khám sớm nhất nhé.