Sâu răng hàm trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, răng bị vỡ nứt do tác động ngoại lực,… Vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Việc sâu răng hàm trên khiến nhiều người băn khoăn không biết có nên nhổ hay không. Hãy cùng đọc bài chia sẻ của New Gate để có câu trả lời tốt nhất cho mình nhé!
Sâu răng hàm trên nằm ở vị trí nào?
Một người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, trong đó có 16 chiếc ở hàm trên và 16 chiếc ở hàm dưới. Răng hàm trên nằm ở vị trí số 6, 7 và 8, ở mỗi bên hàm, có vai trò giúp nhai và nghiền thức ăn. Từ 17-25 tuổi là giai đoạn mọc thêm răng số 8 – thường gọi là răng khôn – răng ở trong cùng của cả hàm trên và hàm dưới. Ở độ tuổi này, xương hàm đã hoàn thiện ổn định nên khi răng khôn mọc lên sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng.
Răng hàm trên có cấu trúc đặc biệt đề phục vụ chức năng nhai, nghiền thức ăn. Chúng có bề mặt nhai rộng với nhiều rãnh và mấu, chính đặc điểm này đã làm thức ăn và vi khuẩn dễ dàng đọng lại, dẫn đến dễ xuất hiện sâu răng hàm trên.
Có thể bạn quan tâm:
- Vì sao hay bị sâu răng hàm dưới? Cách điều trị AN TOÀN
- Tất cả thông tin về tình trạng Sâu răng cửa mà bạn cần biết
Nguyên nhân gây sâu răng hàm trên thường gặp
Răng hàm trên thường bị sâu do nhiều nguyên nhân tác động.
Vị trí giải phẫu bất lợi
Trước hết phải kể đến là do vị trí ở trong cùng, khó vệ sinh nên thức ăn sẽ bám vào, vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây sâu răng hàm trên trong cùng. Bên cạnh đó, vì ở trong cùng nên khó quan sát được, sẽ hạn chế việc phát hiện tình trạng sâu răng từ sớm để điều trị kịp thời.
Vệ sinh răng miệng kém
Việc không đánh răng, không dùng chỉ nha khoa, kỹ thuật đánh răng không đúng cách, không vệ sinh răng miệng thường xuyên và không thay bàn chải đánh răng đều có thể dẫn đến viêm nướu, sâu răng hàm trên và tăng nguy cơ mất răng.
Nhai thức ăn cứng
Bởi vì răng hàm hàm trên là răng chịu lực nhai lớn nhất trên cung hàm. Thường xuyên nhai thức ăn cứng như động vật có vỏ, kẹo và đá có thể làm hỏng men răng và khiến răng hàm trên bị nứt hoặc gãy.
Tình trạng bệnh lý
Một số bệnh như viêm khớp cắn, ung thư cắn và tiểu đường có thể làm răng yếu đi, làm tăng nguy cơ mất răng.
Hút thuốc và nghiến răng
Hút thuốc nhiều có thể gây ra viêm nướu và viêm nha chu, trong khi nghiến răng có thể làm mòn men răng, khiến răng yếu và dễ gãy hơn.
Bị sâu răng hàm trên có nên nhổ?
Nhổ răng là một kỹ thuật cơ bản trong nha khoa, nhằm lấy bỏ răng ra khỏi xương hàm. Nhổ răng hàm trên sẽ dẫn tới mất răng, ảnh hưởng tới chức năng nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu trường hợp răng bị viêm nha chu rất nặng, lan rộng nếu không nhổ bỏ kịp thời có thể gây mất răng toàn hàm.
Sâu răng hàm trên có lỗ
Trường hợp đang gặp phải tình trạng sâu răng nặng, sâu răng hàm trên có lỗ, khoang sâu, tổn thương ngày càng nặng. Khi đó, những răng hàm trên bị sâu này cần phải được nhổ bỏ, để tránh lây lan vi khuẩn sâu răng sang những răng hàm bên cạnh và răng hàm dưới đối diện.
Viêm tủy
Khi lỗ sâu ngày một to ra, sâu răng đã ăn vào tới tủy. Trong trường hợp răng bị viêm tủy, để lâu ngày không được can thiệp điều trị sớm có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng, hình thành ổ viêm ở chân răng (viêm chân răng). Tình trạng viêm tủy mãn tính có thể khiến răng ngày càng yếu đi và có thể gây hoại tử tủy và rất khó điều trị. Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là phải nhổ răng.
Viêm nha chu nặng
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm nha chu nặng, xương mất nhiều, chân răng không còn bám chặt vào nướu và xương mất nhiều khiến răng dễ lung lay và rụng. Việc nhổ răng hàm trên là điều không thể tránh khỏi.
Răng khôn mọc, mọc lệch
Trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, răng mọc lệch lạc,.. khi nhai gây khó chịu và đau đớn thì bạn nên cân nhắc đến việc nhổ răng hàm trên trong cùng.
Hiện nay, nhổ răng hàm trên rất an toàn nhờ có sự trợ giúp của các loại máy móc hiện đại. Thêm vào đó, việc lấy răng ra khỏi xương hàm cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, đau đớn hay viêm nhiễm sau này. Riêng với răng khôn thì cần phải chú ý hơn một chút.
Trường hợp răng sâu hàm trên trong cùng không cần nhổ?
Sâu răng hàm trên sẽ được bảo tồn trong trường hợp sâu răng nhẹ, chân răng vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị tổn thương. Có 2 phương pháp xử lý như sau:
- Trám răng: Đối với sâu răng hàm trên trong cùng nhẹ, mức độ sâu chỉ dừng lại ở men răng hoặc ngà răng
- Điều trị tủy: Đối với sâu răng hàm trên bị ăn vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng. Bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy, loai bỏ phần tủy đã chết và trám răng để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn đến răng.
Phát hiện và điều trị sâu răng hàm trên ở giai đoạn sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương thêm. Có thể cần phải trám răng, điều trị tủy hoặc nhổ răng bị sâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng. Can thiệp sớm có thể giúp bảo tồn cấu trúc và chức năng của răng hàm và ngăn ngừa biến chứng. Chúng tôi hy vọng với kiến thức nha khoa này sẽ giúp bạn hiểu và cải thiện tình trạng sâu răng hàm này của bạn.