Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên, khởi đầu của bệnh sâu răng. Ở thời điểm này, ta rất khó nhận biết được các biểu hiện của bệnh do không rõ ràng và chúng cũng chưa gây nhiều ảnh hưởng cụ thể. Sâu răng nhẹ nếu không được điều trị dễ tiến triển thành sâu răng nặng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh sẽ rất hữu ích cho quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát cùng New Gate tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ sau.
Nhận biết tình trạng sâu răng nhẹ
Sâu răng nhẹ hay còn gọi là sâu răng độ 1. Ở giai đoạn này, tình trạng mô cứng của răng bị tổn thương nhẹ do quá trình hủy khoáng. Nguyên nhân ban đầu gây ra sâu răng là do vi khuẩn tích tụ và tàn phá bề mặt răng. Có thể dễ dàng nhận biết sâu răng nhẹ dựa vào những dấu hiệu điển hình của sâu răng nhẹ như:
- Men răng xuất hiện đốm li ti: vi khuẩn tấn công men răng, tạo thành những đốm nhỏ.
- Răng nhạy cảm hơn: khi răng nhạy cảm và nhói buốt, đau khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Hơi thở có mùi hôi: mảng bám ở kẽ và bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Tình trạng này kéo dài làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
- Nướu sưng tấy, chảy máu: mật độ vi khuẩn lớn lây lan dễ gây viêm nướu, làm cho nướu nhạy cảm hơn. Kể cả đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa sẽ dễ làm nướu đau nhức và chảy máu.
Về cơ bản, các triệu chứng của sâu răng nhẹ thường xuất hiện khá mờ nhạt, khó có thể phát hiện được. Do đó, phần lớn người bị sâu răng thường chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời. Khi để lâu, sâu răng nhẹ sẽ dần chuyển biến nặng và gây hậu quả khó lường.
Các mức độ của sâu răng
Sau nha khoa New Gate Dental sẽ giới thiệu cho bạn các mức độ của tình trạng sâu răng, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay thông tin tại đây.
Sâu răng độ 1 (Mức độ sâu răng nhẹ)
Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất của sâu răng giai đoạn đầu chính là sự xuất hiện của những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (hoặc nâu) trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ rất dễ chủ quan vì vẫn chưa cảm thấy đau nhức hay khó chịu.
Cách xử lý giai đoạn sâu răng ở giai đoạn này khá đơn giản, bạn nên thường xuyên răng miệng một cách cẩn thận và tốt nhất nên đến nha khoa để loại bỏ vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để tránh bệnh chuyển biến sang sâu răng độ 2.
Sâu răng độ 2 (Sâu ngà răng)
Nếu các lỗ sâu không được trám kịp thời, ngà răng của bạn có thể bị hư hại. Ngà răng là phần mô răng nằm dưới men răng, mềm hơn men răng và nhạy cảm với axit, dẫn đến tiến trình sâu răng sẽ diễn ra nhanh hơn. Bạn sẽ biết mình đang ở giai đoạn thứ hai của sâu răng khi bắt đầu cảm thấy răng cực kỳ nhạy cảm khi uống đồ uống nóng hoặc lạnh, đặc biệt là thực phẩm có đường.
Nếu sâu ngà răng được phát hiện sớm, tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách trám răng. Nếu đã xảy ra tổn thương đáng kể, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu và bọc mão răng lên phần cấu trúc răng còn lại.
>>Có thể bạn quan tâm: Trả lời câu hỏi “Sâu răng làm gì cho hết đau an toàn”
Sâu răng độ 3 ( Sâu đến tủy răng)
Trong các loại sâu răng thì mức độ sâu răng độ 3 là giai đoạn sâu răng nguy hiểm nhất. Lỗ sâu răng mở rộng, ăn sâu vào răng, tiến dần đến tủy. Khiến tủy bị tổn thương, sưng to lên và gây đau dữ dội. Cơn đau răng có thể đến tự nhiên ngay cả khi không có tác động và đau nhiều vào ban đêm.
>>Xem thêm ngay: Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy: Nguyên nhân và cách điều trị
Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?
Thực ra, tình trạng sâu răng do một số loại vi khuẩn như Streptococcus Mutans gây ra. Chúng phá hủy khoáng răng, dẫn tới tình trạng mất mô cứng dẫn tới sâu răng. Vi khuẩn thường trú trong khoang miệng. Khi gặp các mảng bám hoặc cao răng nhiều, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ
Đánh răng là biện pháp phòng ngừa có thể giảm nguy cơ sâu răng chứ không có tác dụng chữa sâu răng, kể cả răng sâu nhẹ. Dù bạn chăm chỉ đánh răng 2 lần/ngày thì việc này chi loại bỏ được mảng bám trên bề mất răng, giám cơ hội sống sót của đám vi khuẩn Streptococcus Mutans
Thực tế cho thấy, vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong quá trình chữa sâu răng nhẹ.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời giúp làm chậm quá trình hủy khoáng và đẩy nhanh tốc độ tái khoáng ở men răng. Răng miệng khi được vệ sinh sạch sẽ còn làm giảm số lượng các lỗ sâu nhỏ và ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiến triển nặng.
Cần làm gì khi đang ở mức độ sâu răng nhẹ
Sau khi đã tìm hiểu cụ thể biểu hiện của sâu răng, các giai đoạn của sâu răng thì nhiều người băn khoăn “Bị sâu răng nhẹ có khỏi được không?”. Câu trả lời là không thể, vì răng không thể tự hồi phục khi đã bị tổn thương, dù chỉ bị sâu nhẹ. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị tình trạng sâu răng nhẹ hầu hết đều rất đơn giản, tiết kiệm, mang lại hiệu quả rõ rệt nếu phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để hạn chế các vụ thức ăn tích tụ ở kẽ răng. Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có fluoride: fluoride đã được chứng minh là làm giảm sâu răng ở trẻ em. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride giúp điều trị răng bị sâu nhẹ hiệu quả.
- Tránh chế độ ăn nhiều đường, tinh bột … tăng cường ăn rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, rượu, bia, cà phê, trà…
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ thăm khám và kịp thời xử lý nếu như phát hiện dấu hiệu sâu răng.
>>Hướng dẫn: “Cách trị sâu răng nhẹ” tại nhà an toàn hiệu quả
Để biết chính xác mình có đang bị sâu răng nhẹ hay không, hoặc bất cứ những dấu hiệu bất thường nào cảnh báo bạn đang bị sâu răng dù là giai đoạn nhẹ thì cách xử lý tốt nhất là bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để phát hiện và điều trị kịp thời. Chúng tôi hy vọng với những kiến thức nha khoa trên đã giúp bạn hiểu và biết hơn về tình trạng này.