Hotline

0855 22 99 11

Tác hại của sâu răng trẻ em và đối tượng có nguy cơ mắc cao

Sâu răng trẻ em đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Hơn 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa và những tác động tiềm ẩn lớn hơn có thể liên quan đến cuộc sống của trẻ cũng như khả năng giao tiếp tự tin của trẻ. Sâu răng không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, mà còn có thể dẫn đến việc mất răng vĩnh viễn khi trẻ lớn lên. Vậy, ba mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ bị sâu răng? Liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng cũng như phát triển của trẻ không? Cùng New Gate tìm hiểu ngay thông tin tại bài chia sẻ dưới đây.

Sâu răng trẻ em là gì?

Sâu răng trẻ em xảy ra khi vi khuẩn trong khoang miệng gặp được thức ăn chứa carbohydrate (đường và tinh bột) còn sót lại trên răng. Vi khuẩn thường sống trong miệng làm thay đổi những thức ăn này, tạo ra axit. Sự kết hợp của vi khuẩn, thức ăn, axit và nước bọt tạo thành một chất gọi là mảng bám bám vào răng. Theo thời gian, axit do vi khuẩn tạo ra sẽ ăn mòn men răng, gây ra sâu răng.

Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể tiến triển thành các lỗ trên răng (sâu răng), gây đau đớn và nhạy cảm, thậm chí ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

Có thể bạn quan tâm:

sau-rang-tre-em
Sâu răng trẻ em là gì?

Trẻ em nào có nguy cơ bị sâu răng?

Tất cả trẻ em đều có vi khuẩn trong miệng. Vì vậy, tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị sâu răng. Nhưng những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ:

  • Mật độ cao của vi khuẩn: Trẻ có nhiều vi khuẩn trong miệng dễ mắc sâu răng trẻ em hơn.
  • Chế độ ăn nhiều carbohydrate: Thực phẩm ngọt và tinh bột là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Hàm lượng fluor thấp trong nước: Thiếu fluor có thể làm tăng nguy cơ sâu răng trẻ em
  • Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn
  • Lượng nước bọt tiết ra ít hơn bình thường

Triệu chứng sâu răng trẻ em

Sâu răng có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi trẻ, nhưng thường có những dấu hiệu sau:

  • Đôi màu răng: Có thể là những đốm trắng ngà, nâu hay đen xuất hiện trên răng, cho thấy men răng đang bị phá vỡ.
  • Lỗ sâu: Có thể thấy lỗ nhỏ màu nâu nhạt trên răng, dấu hiệu bắt đầu của sâu răng trẻ em
  • Khoang sâu hơn và viêm tủy răng: Lỗ sâu có thể chuyển sang màu nâu sẫm hoặc đen thập chí ăn vào tủy răng khi tình trạng sâu răng trẻ em nặng lên.
sau-rang-tre-em1
Triệu chứng sâu răng trẻ em

Mặc dù sâu răng trẻ em không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng rõ ràng, trẻ có thể xuất hiệu:

  • Đau ở vùng răng: Đau có thể xuất hiện quanh vùng nướu bị ảnh hưởng hay ngay tại bề mặt răng tiếp xúc
  • Nhạy cảm: Trẻ có thể cảm thấy nhạy cảm khi ăn các loại thực phẩm hoặc uống đồ nóng hoặc lạnh.

Tác hại của sâu răng hàm ở trẻ em

Răng hàm là loại răng cứng nhất và có vai trò nhai quan trọng nhất ở cả người lớn và trẻ em. Trong số đó, răng hàm số 6 thường là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc khi trẻ khoảng 6 tuổi, vì vậy răng này tiếp xúc với nhiều tác nhân và có nguy cơ sâu răng trẻ em cao nhất.

Trẻ 2 tuổi bị sâu răng hàm sẽ như thế nào?

Răng sữa đóng vai trò định hướng cho sự mọc lên của răng vĩnh viễn sau này, bao gồm cả răng hàm sữa. Khi răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn có thể phá hủy răng từ ngoài vào trong. Nếu răng hàm sữa bị nhổ trước khi trẻ đến tuổi thay răng (dưới 6 tuổi), lợi của trẻ có thể bị khô, khiến răng hàm vĩnh viễn rất khó mọc.

Tình trạng này có thể dẫn đến việc răng hàm mới mọc sẽ chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng. Răng mọc lệch không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, bao gồm việc nhai, phát âm và sức khỏe răng miệng. Do đó, việc chăm sóc răng sữa và xử lý kịp thời các vấn đề sâu răng trẻ em là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển răng miệng khỏe mạnh cho trẻ và tránh tình trạng em bé sâu răng.

Đối với bé 8 tuổi bị sâu răng hàm

Nếu trẻ từ 8 tuổi bị sâu răng hàm, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và lựa chọn thực phẩm, dẫn đến việc trẻ có thể chán ăn, bỏ bữa, và cảm thấy đau đớn. Chức năng nhai của răng hàm rất quan trọng trong quá trình ăn uống, giúp xé và nghiền nát thức ăn trước khi nó được chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa.

Đặc biệt, nếu trẻ 8 tuổi bị sâu răng hàm nặng viêm nhiễm lan tới ống tủy và vùng quanh chân răng, đôi khi cần phải nhổ răng để giảm đau cho trẻ dẫn đến mất răng vĩnh viễn, bắt buộc trẻ phải trồng răng để thực hiện tiếp chức năng nhai sau này.

sau-rang-tre-em2
Đối với bé 8 tuổi bị sâu răng hàm

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không

Câu hỏi thường được các phụ huynh đặt ra khi trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại được không? Điều này phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, trẻ dưới 6 tuổi bị sâu răng hàm sữa có thể được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Đối với trẻ sau 6 tuổi đã mọc răng vĩnh viễn thì không thể mọc răng mới, việc thay thế răng hàm chỉ có thể dựa vào phương pháp trồng răng

Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ răng hàm cho trẻ là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng và tiêu hóa lâu dài. Tập cho trẻ thói quen tự vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều đường. Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng cần được chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để răng chắc khỏe. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời những bất thường của sâu răng trẻ em

Nha khoa New Gate Dental hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bận thêm một kiến thức nha khoa bổ ích giúp cho trẻ em trong gia đình mình có một nụ cười xinh, một hàm răng khỏe mạnh.

Share on facebook
Share

Dịch vụ

Video

Đăng ký ngay

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN CHO BẠN

Ý kiến của bạn

Bạn cần tư vấn?

Đặt lịch hẹn cùng bác sĩ ngay

Vui lòng điền thông tin dưới đây và chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất

Giờ làm việc

08:00 - 18:00

Hotline

085 522 9911

04 Đặng Tất, Tân Định, Quận 1, HCM