Trẻ bị sâu răng ăn vào tùy chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng sâu răng không được can thiệp kịp thời, cùng sự thiếu kiến thức của phụ huynh trong việc chăm sóc răng miệng cho con. Nắm vững thông tin về tình trạng này sẽ giúp trẻ tránh được sâu răng và loại bỏ nguy cơ bị sâu răng hiệu quả. Đồng thời can thiệp kịp thời từ sớm giúp bảo vệ sức khỏe răng và tiết kiệm chi phí nếu răng đang ở giai đoạn sâu nhẹ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng ăn vào tủy
Triệu chứng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy thay đổi theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng như nào? Cùng New Gate Dental tìm hiểu ngay thông tin tại bài chia sẻ dưới đây.
Giai đoạn ban đầu
Trẻ thường cảm thấy ê buốt trong răng khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhưng cơn đau này chỉ xuất hiện vài giây nên nhiều phụ huynh sẽ không chú ý biểu hiện này. Trẻ sẽ có xu hướng nhai hướng về phía răng bị tổn thương nhưng dấu hiệu này không rõ ràng.
Giai đoạn tiến triển
Khi tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy nặng hơn thì cơn đau càng trầm trọng và kéo dài tác động liên tục nhiều ngày, xuất hiện theo từng đợt và có thể lan đến đầu. Cơn đau thường xảy ra ban đêm làm mất ngủ, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm giảm đau tạm thời, khi vùng đau lan rộng làm cho người bệnh khó có thể xác định được vị trí răng tổn thương chính xác.
Giai đoạn nặng
Ở giai đoạn này, nếu không được chữa trị kịp thời thì tủy răng sẽ chết, cơn đau tự động biến mất. Tuy nhiên, miệng sẽ có mùi hôi do thức ăn kéo vào hốc răng sâu. Răng yếu rãnh, nứt, vỡ, trên nướu có thể kéo thành túi mủ hoặc thấy đốm trắng. Lúc nào vùng mặt cũng có biểu hiện sưng, viêm nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sâu răng ăn vào tủy
Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy thường xuất phát từ sự chủ quan của cha mẹ trong việc vệ sinh răng. Mặc dù đây chỉ là những vết đen nhỏ trên bề mặt của răng, nếu không được can thiệp kịp thời, vi khuẩn có thể thâm nhập sâu hơn vào bên trong, phát triển mạnh mẽ và gây ra viêm tủy. Kết hợp với việc điều trị răng sâu trước đó không được sạch sẽ, vi khuẩn còn tồn tại sẽ tiếp xúc và phá hủy tủy răng. Tủy sẽ bị viêm, sau đó bị hoại tủy và dẫn đến chết tủy. Điều trị sâu răng ăn vào tủy ở trẻ em là một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp kịp thời của bác sĩ nha khoa.
Phương pháp điều trị trẻ bị sâu răng ăn vào tủy
Đối với em bé sâu răng thì dựa vào tình trạng răng cụ thể của từng bé, các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị sao cho phù hợp, cụ thể như sau:
Thăm khám và chụp X-quang
Trẻ sẽ được thăm khám và chụp X-quang chụp để chẩn đoán mức độ tổn thương răng. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị chi tiết cho quá trình điều trị răng sâu, giúp việc điều trị diễn thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Trám bít ống tủy
Sẽ sau khi làm sạch ống tủy kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ trám bít để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập lại vùng răng bị tổn thương. Trẻ sẽ được chụp X-quang lại để đảm bảo ống tủy đã được bít kín hoàn toàn, quá trình điều trị trẻ bị sâu răng ăn vào tủy được đảm bảo an toàn, răng của trẻ sẽ được bảo vệ lâu dài.
Chuẩn bị dụng cụ và lấy tủy
Bác sĩ dùng một mũi khoan chuyên dụng đặc biệt để mở một lỗ nhỏ trên răng, tạo đường tiếp cận buồng tủy. Mũi khoan này sẽ được ứng dụng với hệ thống máy định vị chóp và các phim X-quang để xác định chính xác chiều dài của ống tủy cần điều trị. Sau đó, bằng hệ thống tiểu phẫu hiện đại, tủy răng bị hỏng sẽ được lấy ra và buồng tủy được làm sạch triệt để nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bám trên răng.
Hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị trẻ bị sâu răng ăn vào tủy
Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ tại nhà. Ba mẹ cần giữ cho trẻ thói quen ăn khoa học, hạn chế đồ ngọt, theo dõi tình trạng của trẻ sau khi điều trị răng, hỗ trợ bé duy trì chế độ ăn uống phù hợp và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ có dấu hiệu đau kéo dài hoặc đau bất thường, cha mẹ cần phải đưa trẻ tới phòng khám nha khoa uy tín để được chữa trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh trẻ bị sâu răng ăn vào tủy
Cha mẹ cần tham khảo các phương pháp sau để phòng ngừa tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy. Một số phương pháp cụ thể như
- Hạn chế ăn uống đồ ngọt: Giảm lượng tiêu thụ bánh ngọt, kẹo và nước ngọt bởi những thứ này có nguy cơ nhanh chóng khiến sâu răng trẻ em nếu không được vệ sinh đúng cách.
- Bổ sung dinh dưỡng: Để răng ở trẻ được phát triển chắc khỏe và lâu dài, trẻ đang trong quá trình mọc răng cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các bữa ăn giàu canxi và florua.
- Thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng từ bé: Để thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng tốt ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy hãy khuyến khích trẻ đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Kiểm tra răng miệng thường xuyên: Hãy đưa trẻ đến nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Răng trưởng thành của trẻ em sau này phát triển có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy, đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Để giảm nguy cơ sâu răng tái phát và tránh hậu quả nghiêm trọng, hy vọng qua bài viết trên chúng tôi đã cha mẹ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nha khoa để phòng ngừa và chăm sóc răng ở trẻ.