Sâu răng có niềng được không là băn khoăn của nhiều người khi có ý định niềng răng nhưng phát hiện mình bị sâu răng và sợ ảnh hưởng trong quá trình niềng. Niềng răng ngày càng trở nên thịnh hành vì có thể khắc phục được những vấn đề như sai khớp cắn và mang lại vẻ thẩm mỹ cho người niềng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho câu hỏi sâu răng có niềng được không.
Sâu răng có niềng được không?
Câu trả lời là sâu răng vẫn có thể niềng răng “ĐƯỢC“. Tuy nhiên bạn cần phải xử trí tốt tình trạng sâu răng trước khi niềng.
Như chúng ta đã biết, sâu răng là tình trạng phá hủy cấu trúc của răng (men răng và ngà răng) do vi khuẩn và mảng bám thức ăn. Khi bị sâu, răng của bạn sẽ yếu đi và trở nên nhạy cảm hơn, lâu dần có thể mất răng. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến đau đớn, hôi miệng, mất thẩm mỹ và gây khó khăn trong quá trình niềng răng nếu bạn có ý định niềng. Nếu niềng răng trong khi đang có răng sâu mà chưa được xử trí có thể làm tăng nguy cơ sâu nặng hơn, làm răng lỏng lẻo hơn và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Vì vậy, trước khi niềng bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn, thăm khám để xác định xem sâu răng có niềng được không và đưa ra biện pháp xử lý răng sâu phù hợp trước khi tiến hành quá trình niềng răng. Khi quá trình này hoàn thành sẽ đảm báo được răng của bạn đủ khỏe để chịu được lực kéo và những áp lực từ mắc cài trong suốt quá trình niềng.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi sâu răng có niềng được không. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách xử lý răng sâu trước khi niềng.
Cách xử lý sâu răng trước khi niềng
Trước khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tình trạng răng miệng của bạn, đánh giá mức độ sâu răng và tư vấn cho bạn biện pháp xử trí răng sâu phù hợp tùy mức độ sâu và số lượng răng bị sâu. Dưới đây là những cách xử lý răng sâu dựa vào mức độ sâu:
Trường hợp sâu nhẹ
Với những trừng hợp chỉ sâu răng nhẹ, thường sẽ chỉ cần làm sạch, loại bỏ mảng bám và men răng bị sâu sau đó trám răng (hàn răng) lại để ngăn chặn sự mài mòn của vi khuẩn và mảng bám. Trám răng là phươn pháp tốt nhất được lựa chọn trong trường hợp này. Trám răng (hay hàn răng) giúp tạo một bề mặt cứng cáp hơn cho răng khi gắn mắc cài và bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại trong suốt quá trình niềng. Trám răng thường khá đơn giản và nhanh chóng, có thể thực hiện ngay sau khi khám.
>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn “Cách trị sâu răng nhẹ” tại nhà an toàn hiệu quả
Trường hợp sâu nặng
Với những trường hợp nặng hơn như đã sâu vào tới tủy răng hoặc đã viêm tủy răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn điều trị tủy trước khi niềng răng. Việc điều trị tủy răng sẽ tránh được tình trạng đau và viêm nhiễm khi niềng răng. Ngoài ra, sau khi lấy tủy và làm sạch phần mô bị sâu, cần phải thay thế mô răng bị sâu bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Độ bền của răng sứ sẽ là chất liệu tuyệt vời để tiến hành niềng răng. Tuy nhiên, với trường hợp này việc niềng răng sẽ cần trì hoãn một thời gian để điều trị cho đến khi đảm bảo răng của bạn đã ở trạng thái tốt nhất để niềng răng.
Trường hợp sâu vỡ răng
Nếu tình trạng răng sâu của bạn đã bị vỡ hết thân răng, sâu răng có niềng được không thì vẫn có thể tuy nhiên phải trì hoãn do việc điều trị phục hình răng sẽ trở nên phức tạp hơn hai trường hợp trên. Có thể bác sĩ phải tiến hành nhổ đi thân răng bị sâu (nếu thân răng còn lại không thể bọc sứ được), sau đó tiến hành thay thế răng bị mất bằng cấy ghép implant . Trong trường hợp thân răng vẫn còn và có thể được phục hồi bằng bọc răng sứ, bác sĩ sẽ điều trị mô bị sâu và tiến hành bọc răng sứ như trường hợp trên hoặc phục hình răng bằng sứ thẩm mỹ tùy vào tình trạng và chi phí mà bạn có thể cân nhắc.
Cách bảo vệ răng sâu khi niềng răng?
Ngoài thông tin sâu răng có niềng được không. Bạn cũng cần biết cách bảo vệ răng bị sâu trong suốt quá trình niềng để đảm bảo việc niềng răng có hiệu quả và không để lại biến chứng. Để bảo vệ răng sâu sau khi niềng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm, vệ sinh sạch những vị trí khó vệ sinh ở mắc cài. Sử dụng kem đánh răng có chứa flour và sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch mảng bám thức ăn.
- Sử dụng nước súc miệng: sức miệng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, có chứa thành phần có lợi cho răng như flour.
- Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên hạn chế đồ ăn có hại cho răng như đồ ngọt, thức ăn dính như kẹo dẻo, socola và nước ngọt có ga, cà phê,.. vì có thể dính chặt vào mắc cài, dình chặt vào răng và có nguy cơ gây sâu răng. Có thể bổ sung những thức ăn có lợi cho răng như thực phẩm chứa nhiều canxi.
- Thăm khám định kỳ: Bạn cần tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra trong suốt quá trình niềng, có những biện pháp điều chỉnh khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị sâu răng kiêng ăn gì? và nên ăn những thực phẩm gì?
- Nguyên nhân sâu răng ở người lớn và biện pháp điều trị
Lưu ý khi bị sâu răng khi niềng
Với câu hỏi sâu răng có niềng được không bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
- Không trì hoãn việc xử lý răng sâu: Bạn tuyệt đối không được để tình trạng sâu răng tồn tại mà tiến hành niềng luôn vì có thể gây viêm nha chu hoặc các biến chứng khác. Khi đã niềng thì việc điều trị răng sâu sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy việc điều trị tình trạng sâu răng trước khi niềng có thể tránh được những biến chứng và đạt hiệu quả cao trong quá trình niềng.
- Chọn phương pháp niềng phù hợp: Việc cân nhắc phương pháp niềng phù hợp sẽ dựa vào tình trạng răng miệng, chi phí và một số yếu tố khác.
- Tuân thủ theo sự tư vấn của bác sĩ: bạn cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, vệ sinh mắc cài theo hướng dẫn và xử trí khi có những tác dụng phụ không mong muốn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời cho câu hỏi sâu răng có niềng được không và xử lý như thế nào khi niềng răng bị sâu. Bạn nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị sâu răng trước khi niềng răng.
Nếu bạn đang cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này hay kinh nghiệm nha khoa thì hãy liên hệ ngay tới New Gate Dental để nhận tư vấn và thăm khám sớm nhất nhé.