Hotline

0855 22 99 11

Nguyên nhân và dấu hiệu sưng nướu răng khôn hàm dưới

Sưng nướu răng khôn hàm dưới là tình trạng bệnh lý về răng mà nhiều người người mắc phải. Sưng nướu răng do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do răng khôn mọc lệch, khiến người bệnh đau nhức, sưng tấy nướu, gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp. Nếu tình trạng này để lâu, kéo dài và không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng, có mủ ở răng lợi. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Hãy cùng New Gate tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu sưng nướu răng khôn hàm dưới

Khi bị sưng nướu răng khôn hàm dưới, vùng nướu răng thường có các triệu chứng như sau:

  • Viêm đỏ vùng nướu răng: Thông thường nướu răng khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt, khi bị viêm nướu răng sẽ xuất hiện viêm đỏ hoặc chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc đỏ tím
  • Xuất hiện mủ và dịch ở nướu răng: Hiện tượng này xuất hiện do nướu răng không còn khả năng bám chắc vào chân răng. Khiến mủ và dịch bị ứ đọng lại trong nướu răng, thậm chí còn có khả năng xung huyết.
  • Gây ra đau nhức ở răng kề bên: Khi bị sưng nướu răng khôn hàm dưới, nó sẽ gây ảnh hưởng đến những vùng xung quanh nướu. Do đó, những chiếc răng bên cạnh sẽ bị đau nhức đi kèm với triệu chứng đau rát cổ họng, khó khăn trong ăn uống.
  • Miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu: Sưng nướu răng khôn hàm dưới dẫn đến miệng có mùi hôi khó chịu, do các con vi khuẩn trong răng nướu phát triển mạnh mẽ, tạo mảng bám dày trên răng.
sung-nuou-rang-khon-ham-duoi
Dấu hiệu sưng nướu răng khôn hàm dưới

Nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng khôn hàm dưới

Bị sưng nướu răng khôn hàm dưới có rất nhiều nguyên nhân gây nên, có thể bị ảnh hưởng do các yếu tố bên ngoài như ăn uống, vệ sinh răng hay các yếu tố bên trong như răng khôn mọc lệch. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, cụ thể:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Hầu hết, các bệnh lý liên quan đến răng miệng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, do các vệ sinh răng miệng kém. Theo khuyến cáo của trung tâm y tế, mọi người nên đánh răng miệng 2 lần/ngày vào sáng/tối. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lười, không vệ sinh răng hay không chải răng đúng cách khiến các mảng bám thức ăn tích tụ trong răng ngày càng nhiều, vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây ra tình trạng sưng nướu răng, chảy máu chân răng.

Sâu răng hàm, răng khôn

Khi bị sâu răng hàm, đặc biệt là răng 7 và răng khôn sẽ khiến nướu răng của bạn sưng tấy, đau nhức khó chịu. Sâu răng hàm thường do các vi khuẩn Streptococcus mutans sinh sôi và bài tiết axit làm hủy hoại chất khoáng của răng, xâm nhập vào ngà răng, tủy răng gây ra tình trạng viêm sưng.

Viêm lợi trùm

Đây cũng là một dạng của viêm răng lợi và nó chỉ xảy ra ở răng khôn hàm trên, hàm dưới. Phần lợi này sẽ che phủ răng khôn đang mọc, mỗi lần răng nhú lên nó sẽ kích thích lợi và gây nên hiện tượng sưng nướu răng khôn hàm dưới, hàm trên.

Do mọc lệch răng khôn mọc lệch

Răng khôn thường mọc ở người trưởng thành, lúc này cấu trúc răng hầu như đã phát triển hoàn chỉnh dó đó năng khôn sẽ không có đủ không gian để mọc nên nó sẽ mọc lệch, xiên, mọc ngang. Răng khôn khi mọc lệch sẽ gây sưng nướu răng khôn hàm dưới, hàm trên, cảm giác đau nhức khó chịu đi kèm hiện tượng sốt.

sung-nuou-rang-khon-ham-duoi1
Nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng khôn hàm dưới

Sưng nướu răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Khi bị sưng nướu răng, người bệnh không nên chủ quan, nếu sưng nướu đi kèm với triệu chứng nóng sốt, sưng tấy, khó nuốt,.. thì bạn đang ở trạng tình trạng sưng viêm nguy hiểm.

Do đó, khi có biểu hiện bất thường về vấn đề răng miệng như sưng nướu răng khôn hàm dưới người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến biến chứng như áp xe, viêm các mô xung quanh răng, thậm chí nó có thể lan tới xương hàm, các mô mềm ở vùng cổ, mặt, việc điều trị lúc này trở nên rất khó khăn.

Có thể bạn quan tâm:

Điều trị sưng nướu răng khôn hàm dưới

Dựa trên những biểu hiện cũng như nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp cụ thể như:

  • Đối với tình trạng viêm lợi, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh dưới sự kê đơn của các bác sĩ. Đồng thời, thực hiện cạo vôi răng, đánh bóng răng để loại bỏ các mảng cặn bám trên răng.
  • Trong trường hợp bị áp xe nướu, có thể sử dụng phương pháp rạch và dẫn lưu mủ khỏi áp xe kết hợp cùng với thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
  • Nhổ răng khôn khi có sự thăm khám và chỉ định có của bác sĩ.
sung-nuou-rang-khon-ham-duoi2
Điều trị sưng nướu răng khôn hàm dưới

Các ngăn ngừa sưng nướu răng khôn hàm dưới

Để bảo vệ cũng như phòng ngừa tình trạng sưng nướu, bạn nên thực hiện và tham khảo một số phương pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ngày 2 lần vào sáng và tối. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám sau mỗi lần ăn uống. Súc miệng bằng nước muối thường xuyên với tần suất ít nhất 1 lần/ngày
  • Kiểm tra & thăm khám răng miệng định kỳ: Nên đi khám nha khoa ít nhất 6 tháng 1 lần ( 2 lần/năm) để phát hiện và ngăn ngừa sớm các bệnh về răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu chất xơ,… Hạn chế các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga. Đồng thời bỏ thói quen hút thuốc, hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu

Sưng nướu răng khôn hàm dưới xảy ra ở mọi đối tượng, bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để được điều trị kịp thời bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn và chữa trị tốt nhất. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa New Gate để chúng tôi có thể giúp bạn hiểu về kiến thức nha khoa và được giải đáp  mọi thắc mắc.

Share on facebook
Share

Dịch vụ

Video

Đăng ký ngay

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN CHO BẠN

Ý kiến của bạn

Bạn cần tư vấn?

Đặt lịch hẹn cùng bác sĩ ngay

Vui lòng điền thông tin dưới đây và chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất

Giờ làm việc

08:00 - 18:00

Hotline

085 522 9911

04 Đặng Tất, Tân Định, Quận 1, HCM